Carnotaurus - Khủng long bò đực với đôi tay dị biệt

Những con khủng long ăn thịt luôn là một nỗi khiếp sợ của muôn loài động vật thời tiền sử. Trong số đó, những con Khủng long bò đực Carnotaurus là loài được đánh giá là thiện chiến nhất. Mặt khác, với những đặc điểm tiến hóa đặc trưng, việc nghiên cứu về Carnotaurus hứa hẹn sẽ mở ra những phát hiện mới về cách thức săn mồi và chiến đấu của các loài khủng long cổ đại.


Nghe thì có vẻ hoành tráng, nhưng mình cũng xin bật mí một điều là nếu bạn từng “mắt tròn mắt dẹt” khi nhìn vào 2 chi trước không cân xứng của khủng long bạo chúa T-Rex, thì đừng bỏ qua Carnotaurus. Đúng vậy, T-Rex sẽ trông giống như Stretch Armstrong bên cạnh Carnotaurus, loài khủng long có chi trước mà có cũng được không có cũng chẳng làm sao, khi mà 2 tay của nó còn ngắn hơn cả T-Rex.

 

CARNOTAURUS LÀ GÌ?

Carnotaurus, có nghĩa là “con bò ăn thịt”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh, trong đó carno có nghĩa là “thịt” và taurus có nghĩa là “bò”, do cặp sừng của nó có hình dạng khá giống sừng bò. Carnotaurus là thành viên của họ Abelisauridae, đây là một nhóm khủng long chân thú lớn đã chiếm phần lớn hệ sinh thái ăn thịt tại vùng đất phía nam của lục địa Gondwana vào cuối kỷ Creta. Quan hệ phát sinh chủng loài của Carnotaurus không rõ ràng, nó có thể có một mối quan hệ họ hàng gần với hoặc Majungasaurus hoặc  Aucasaurus.

Carnotaurus cơ bản khá giống loài khủng long bạo chúa T-Rex, một kẻ săn mồi tàn bạo và vô cùng khát máu, chúng có cơ thể to lớn chắc khỏe với cân nặng khoảng từ 1,3 -2 tấn, cao 3m và dài khoảng gần 8m. Ở nhiều loài khủng long Abelisauridae, như Carnotaurus, chi trước của chúng bị thoái hóa, thậm chí còn ngắn hơn các chi của T-Rex và so về độ phế của 2 cánh tay thì cũng khá ngang nhau, thậm chí Carnotaurus còn không có ngón tay hoàn chỉnh. Điều này có thể khiến bàn tay Abelisaurid không thể nắm bắt, buộc những con khủng long phải dựa vào cái đầu và bộ hàm mạnh mẽ của chúng để bắt con mồi.

Hai chiếc sừng khá đặc biệt này cộng them với một cái cổ đầy cơ bắp có thể được sử dụng để chiến đấu với các đối thủ cùng loài. Thói quen ăn uống của Carnotaurus vẫn chưa rõ ràng: một số nghiên cứu cho thấy loài khủng long này có thể săn lùng con mồi rất lớn như khủng long chân thằn lằn Sauropoda, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy những loài nó săn chủ yếu các động vật nhỏ. Carnotaurus đã có một sự thích nghi tốt để có chạy và là một trong những khủng long chân thú lớn chạy nhanh nhất.

 

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ

Hóa thạch đầu tiên của Carnotaurus được phát hiện vào năm 1984 bởi một đoàn thám hiểm do nhà cổ sinh vật học người Argentina, là ông Jose Bonaparte dẫn đầu. Được biết đây là chuyến thám hiểm thứ 8 trong dự án có tên “Động vật có xương sống trên cạn và kỷ Phấn trắng Nam Mỹ”, bắt đầu vào năm 1976 và được Hiệp hội Địa lý Quốc gia tài trợ. Hóa thạch được bảo quản khá tốt và các khớp nối vẫn giữ được liên kết với nhau, chỉ có hai phần ba đuôi, phần lớn ở chân dưới và chân sau bị phá hủy bởi thời tiết.

Trong hóa thạch được tìm thấy, hộp sọ và đặc biệt là mõm đã bị nghiền nát, trong khi phần xương cửa trước hàm có tên khoa học là preaxilla được đẩy lên phía trên xương mũi. Do đó, độ cong hàm trên của mẫu vật hóa thạch được phóng đại lên nhiều lần so với thực tế của loài Carnotaurus. Theo các giám định và các quan sát ở hộp sọ, bộ xương này thuộc về một cá thể Carnotaurus trưởng thành. Các kết quả về việc giám định cũng như ước lượng về kích thước của loài khủng long bò đực này được xem là khá chính xác và được ghi nhận trong các nghiên cứu chuyên sâu của giới khảo cổ học.

Đặc biệt, ở phầnhộp sọ được tìm thấy nằm ở phía bên phải của thân, cho thấy một tư thế hẹo phổ biến với cái cổ cong qua thân. Tuy nhiên, điều đặc biệt chính là ở mẫu vật hóa thạch này còn tìm thấy các dấu hiệu của da còn sót lại. Trước tầm quan trọng của những dấu hiệu này, một cuộc thám hiểm thứ hai đã được bắt đầu để tái tìm kiếm tại địa điểm khai quật ban đầu, kết quả là đã tìm kiếm được thêm một số mảng da khá hoàn chỉnh sau đó.

 

VŨ KHI LỢI HẠI CỦA CARNOTAURUS

Khủng long bò đực Carnotaurus là loài khủng long hai chân ăn thịt duy nhất được biết đến với một cặp sừng trên xương trán và các mào xung quanh mắt dày đặc. Theo nghiên cứu của các nhà cổ sinh vật hiện tại, chúng sử dụng những chiếc sừng này trong chiến đấu để tự vệ hoặc trong lúc săn mồi. Ngay sau đây các bạn hãy cùng mình tìm hiểu những món vũ khí mà Carnotaurus đã sử dụng nhá.

+ Những chiếc sừng nhọn: Vào năm 1988, nhà nghiên cứu Gregory Scott Paul đã đề xuất rằng nên xem những chiếc sừng là điểm yếu của chúng bởi vì rằng chiếc sừng tạo ra các mào nhỏ quanh mắt của Carnotaurus sẽ giảm thiểu khả năng quan sát của mắt khi chiến đấu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Gerardo Mazzetta và các đồng nghiệp xuất bản năm 1998 lại cho rằng Carnotaurus đã sử dụng sừng của nó theo cách tương tự như các mũi nhọn để tấn công kẻ thù. Mazzetta cũng đã tính toán rằng hệ thống cơ cổ của Carnotaurus đủ mạnh để hấp thụ lực của hai cá thể va chạm với đầu của chúng ở phía trước với tốc độ 5,7m trên giây mỗi cái.

+ Những cú húc mạnh mẽ: Theo các phân tích của Fernando Novas vào năm 2009 đã giải thích những đặc điểm tiến hóa đặc trưng của bộ xương Carnotaurus chính là cơ sở để chúng có thể để đưa ra những cú đánh bằng đầu. Ông cho rằng việc hộp sọ ngắn hơn có thể khiến chuyển động đầu nhanh hơn bằng cách giảm quán tính, trong khi đó cổ cơ bắp sẽ tạo lực và cho phép những cú đánh đầu trở nên mạnh hơn. Mặt khác, độ cứng và sức mạnh của cột sống được tăng cường của Carnotaurus cũng giúp chúng chống lại các cú sốc sau khi thực hiện các cú húc bằng đầu và cổ.

+ Những cú đớp chớp nhoáng: Theo phân tích về cấu trúc hàm của Carnotaurus bởi Mazzetta và đồng nghiệp được xuất bản lần lượt vào các năm 1998, 2004 và 2009 cho thấy loài vật này có khả năng tạo ra các cú đớp với tốc độ nhanh nhưng không mạnh. Trong quá trình săn mồi, các vết cắn nhanh sẽ quan trọng hơn là vết cắn mạnh, đặc biệt là khi bắt những con mồi nhỏ. Điều này cũng có sự tương tự như khi nghiên cứu về các loài cá sấu thời hiện đại khi chúng cắn và ngoạm những con mồi có kích thước nhỏ.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận mức độ linh hoạt cao trong cấu tạo của hộp sọ và đặc biệt là hàm dưới của Carnotaurus hơi giống với các loài rắn hiện đại. Độ đàn hồi của hàm sẽ cho phép nó nuốt trọn các con mồi nhỏ. Ngoài ra, phần trước của hàm dưới đã tiến hóa và hình thành bộ phận giống như là bản lề cho phép hàm của chúng di chuyển lên xuống nhanh chóng. Mazzetta và các đồng nghiệp cũng phát hiện ra rằng hộp sọ có thể chịu được các tác động lớn xuất hiện khi kéo hoặc húc mạnh vào những con mồi lớn. Do đó, Carnotaurus có thể thường ăn những con mồi tương đối nhỏ là chủ yếu nhưng chúng cũng có thể săn được những con khủng long lớn.

Theo những gì Francois Therrien và các đồng nghiệp đề xuất vào năm 2005, lực cắn của Carnotaurus gấp đôi so với cá sấu mõm ngắn Mỹ và có thể xem đây là loài vết cắn mạnh nhất của bất kỳ loài động vật bốn chân nào và chúng tên khoa họclà tetrapod. Các nhà nghiên cứu cũng thấy được sự tương tự của Carnotaurus với những con rồng Komodo hiện đại: độ bền uốn của hàm dưới giảm dần về phía đầu, cho thấy hàm không phù hợp để bắt con mồi nhỏ cần có độ chính xác cao khi tấn công nhưng dễ mang lại vết thương như chém làm suy yếu con mồi lớn. Kết quả là, theo nghiên cứu này, Carnotaurus nếu phải làm mồi cho những động vật lớn chỉ có thể là do bị phục kích.

 

KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA CARNOTAURUS

Cũng theo các nghiên cứu của Mazzetta và các cộng sự của mình, Carnotaurus là loài có tốc độ chạy rất nhanh. Ngoài ra xương đùi của chúng đã tiến hóa và được điều chỉnh để chịu được việc uốn cong lên cao khi chạy, tuy nhiên điều này lại làm hạn chế tốc độ tối đa của nó. Khả năng thích nghi với việc chạy nhanh của Carnotaurus tuy không được tốt như các loài đà điểu hiện nay nhưng chúng cũng sở hữu tốc độ tối đa lên tới 56 km mỗi giờ.

Ở hầu hết các loài khủng long nói chung, cơ vận động quan trọng nhất thường nằm ở đuôi. Cơ này có tên khoa học là “caudofemoralis”, gắn vào đốt xương thứ tư và kéo xương đùi về phía sau khi bị co lại trong lúc chạy. Hai nhà nghiên cứu Scott PersonsPhil Currie đã đưa ra các lưu ý rằng trong đốt sống đuôi của Carnotaurus có các xương sườn không nhô ra theo chiều ngang “hình chữ T” nhưng một số các loài khủng long khác mà được đặt ngược với trục dọc của đốt sống, tạo thành hình chữ “V”. Điều này sẽ cung cấp thêm không gian cho hệ cơ của chúng phát triển hơn. Theo tính toán, khối lượng cơ bắp mỗi chân của Carnotaurus là từ 111 đến 137 kg. Do đó, có thể xem Carnotaurus là một trong những loài khủng long chạy nhanh nhất lúc bấy giờ. Nếu hiện tại có loài nào có được tốc độ nhanh hơn thì các bạn bình luận bên dưới cho mình biết nhá.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn